NGÀNH DỆT MAY BÌNH DƯƠNG: NỖ LỰC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Chiến tranh thương mại Trung Quốc - Mỹ được xem là cơ hội cho ngành dệt may trong nước khi Mỹ đã và đang có xu hướng chuyển dần đơn hàng dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cơ hội bứt phá tại thị trường Mỹ Trong những tháng đầu năm 2018, trước căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc - Mỹ lên cao, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra cho nhóm doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước. Một bên cho rằng rủi ro về biến động tỷ giá, đơn hàng, tính bảo hộ… sẽ tác động tiêu cực lên ngành dệt may trong nước; bên khác thì nhận định việc chuyển dịch dòng hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bối cảnh nói trên. Dây chuyền sản xuất may mặc tại Công ty Chutex. Ảnh: XUÂN THI Tại tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng năm 2018 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 1.886,6 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 10,8% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Tốc độ tăng trưởng mặt hàng này của các DN trong tỉnh tại những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đều tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng mở rộng thì số lượng đơn hành dịch chuyển vào Việt Nam tăng lên. Các chuyên gia đánh giá, trước mắt tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế của Việt Nam rất ít, không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Theo Hiệp hội Dệt may Bình Dương, ngành dệt may Việt Nam đang ở vị thế tương đối tốt trong ngành dệt may thế giới. Những năm qua, DN dệt may Việt Nam đã đi vào hướng làm những mặt hàng khó. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm trong việc chuyển đổi mô hình từ chỗ chỉ toàn làm OEM (gia công) sang làm FOB (tự chủ nguyên phụ liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất). Đến nay, tỷ lệ gia công thuần túy của các DN dệt may trong nước chỉ còn 30 - 35%, FOB đạt 55 - 60%, còn ODM đạt gần 10%. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đặt ra thách thức lớn của ngành dệt may trong nước đó là tính cạnh tranh sẽ rất cao. Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 10% trong năm 2018, ngành dệt may trong nước cần nỗ lực lớn và phải có sách lược đúng đắn trong thời gian tới.
Chi tiếtTRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY 2019: CHINH PHỤC CÁC THỊ TRƯỜNG KHÓ TÍNH
Truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc của một số thị trường như Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)…đối với hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Bởi vậy, thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) Dệt may Việt Nam dễ dàng bước chân vào các thị trường khó tính này. Ngành dệt may cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực…thay vì chỉ đơn thuần chú ý dến số lượng đơn hàng.Xuất khẩu dệt may tiếp đà tăng trưởng Nhận định trên được giới chuyên gia ngành dệt may đưa ra tại Hội thảo Triển vọng phát triển ngành dệt may năm 2019 do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức vào sáng 20/9. Tiếp đà năm 2017, 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt trên 23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Cục Xuất nhập khẩu đưa ra dự báo, xuất khẩu cả năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD. Tại Hội thảo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết, tiếp tục phát huy những kết quả của năm 2017 và 2018, năm 2019, ngành dệt may nước nhà tiếp tục có đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, năm 2019 sẽ là một năm nhiều thách thức đối với ngành dệt may. Đây là giai đoạn ngành này cần sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, một vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu: Chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng (ODM và OBM) với mong muốn mang lại giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc ngành này phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị, cũng như nhân sự. Đối với ngành dệt may trong thời gian tới, nỗ lực cần phải hướng đến đó là đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư vào thiết kế…thay vì chỉ đơn thuần xem số lượng đơn hàng là bao nhiêu và mức tăng trưởng ra sao. Theo đánh giá của TS Trần Văn Quyến - Đại diện Công ty The Woolmark, ngành dệt may nước nhà thời gian qua tăng trưởng khá nhanh, và có sự tham gia của nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ quốc tế... tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa cân đối. Phát triển nhanh nhất là lĩnh vực may mặc, nhưng các lĩnh vực khác như dệt nhuộm, thiết kế vẫn còn nhiều khoảng trống. “Chúng ta phát triển khá nhanh song quy mô của các DN trong ngành vẫn chủ yếu là vừa và nhỏ, phương thức sản xuất vẫn chủ yếu là gia công, FOB chiếm tỷ lệ thấp, khả năng sản xuất OEM, ODM còn hạn chế” – ông Quyến nêu quan điểm. Tại Hội thảo, hầu hết các ý kiến cho rằng, xuất khẩu dệt may của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh, và thường nằm trong top các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc cao, chỉ sau Trung Quốc, Bangladesh, tuy nhiên, nguyên liệu cho ngành dệt may vẫn chủ yếu là nhập khẩu (nguyên liệu nhập khẩu đến 70%), nên kéo giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may. Vai trò của truy xuất nguồn gốc Nhiều ý kiến chuyên gia nhấn mạnh đến vai trò của việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm dệt may trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ. “Hiện nay, tiêu chuẩn toàn cầu về nguyên liệu cho ngành dệt may phải là nguyên liệu hữu cơ, không qua công nghệ xử lý hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may tại châu Âu, người ta đòi hỏi sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất cao, liên quan đến chứng nhận xuất xứ nguồn nguyên liệu, do đó vấn đề truy xuất nguồn gốc giữ vai trò vô cùng quan trọng” - ông Quyết nhấn mạnh. Cũng khẳng định vai trò của việc truy xuất nguồn gốc, ông Bùi Viết Hồng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chống hàng giả Việt Nam (Vina CHG), cho hay truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc của một số thị trường như Mỹ, Anh, , Ấn Độ, Canada, EU… đối với hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Các sản phẩm dệt may Việt Nam nếu thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì việc bước chân vào các thị trường khó tính nói trên không phải là khó. Mặc dù vậy, các DN Việt Nam lâu nay lại không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc, vấn đề này chỉ mới nổi lên trong vòng vài ba năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện các cam kết thương mại tự do, trong khi thế giới đã thực hiện từ rất lâu. “Truy xuất nguồn gốc giúp chúng ta có thể định vị được sản phẩm trong toàn chuỗi cung ứng, giúp minh bạch thông tin. Đối với những sản phẩm lỗi, nhờ truy xuất nguồn gốc có thể thu hồi nhanh chóng, và toàn diện để có thể loại bỏ hoặc điều chỉnh. Và đặc biệt, yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, giúp bảo vệ được thương hiệu cho DN trên thương trường” - ông Hồng phân tích. Đáng chú ý, theo ông Hồng, trong bối cảnh hiện nay, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa giảm nhiệt, nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam sau đó gắn mác Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ, thì việc các DN dệt may thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ ngăn chặn được tối đa nguy cơ này. Minh Phương Nguồn: Báo mới.
Chi tiếtCHUYÊN BÁN SỈ ÁO QUẦN VÀ NHẬN GIA CÔNG FOB CÁC LOẠI HÀNG ÁO QUẦN
xưởng sản xuất áo quàn tại tp.HCM chất lượng uy tiến giá rẻ nhất hiện nay
Chi tiếtHƯỚNG DẪN CHON VẢI TỐT,ĐẸP
hiện nay , chất liệu vải để may áo đồng phục người ta thường chọn vải cotton hoạc vải cá sấu,cá mập (lacote) .... Tuy nhiên để chon các loại vải đó như thế nào ? để biết được dâu là vải đẹp ? nhưng bài viết dưới đây sẻ cho chúng ta biết được nhiêu hơn
Chi tiếtCách chọn màu vải cho đồng phục
Để chọn đồng phục cho công ty ,bạn cần phải dựa trên nhiều yếu tố.chúng tôi sẻ mách bạn chọn màu như thế nào nhé
Chi tiếtCÁCH PHÒNG NGỪA DUY NHẤT ĐẠI DỊCH CORONA
áo thun cá sấu đồng phục chất liệu tốt co giản bốn chiều thấm hút tốt bảo đảm sức khỏe cho mọi người
Chi tiếtHotline: 0983 319 466
Hotline 2: 0786002679
Tư Vấn : Đào Huy Tiến
Kỹ Thuật : Đào Huy Tiến
email:tienluongfashion@gmail.com
web:aothuntienluong.com